Tài liệu xử lý nước bể bơi - Cách xử lý nước hồ bơi từ A - Z cho người mới

Xử lý nước bể bơi là bước không thể thiếu trong quá trình vận hành hồ bơi, giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Tuy nhiên, đây là công việc không hề đơn giản đối với những người mới, bởi cần có kiến thức và kinh nghiệm thì mới có được phương pháp xử lý hiệu quả và nhanh nhất.

Bởi vậy, bài viết dưới đây, Kidopool sẽ chia sẻ tới bạn tài liệu xử lý nước hồ bơi từ A-Z dành cho những người mới để bạn trang bị những kiến thức tốt nhất khi gặp các vấn đề trong quá trình vận hành nhé.

 xu-ly-nuoc-be-boi

Vì sao cần xử lý nước bể bơi?

 

Mục đích chính của xử lý nước bể bơi đó chính là duy trì nước luôn đạt tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và giữ được mỹ quan trước các vấn đề gây ô nhiễm nước bể bơi ( rêu tảo, cặn bẩn, đổi màu,...) mà nguyên nhân có thể đến từ: 

 

1) Nguồn nước cấp ban đầu (nước giếng khoan, nước mưa,..)

 

2) Số lượng người tham gia bơi lội quá đông, sản sinh ra nhiều bụi bẩn, tế bào da chết, tóc,...

 

3) Ảnh hưởng từ thời tiết mưa bão, lá cây,...

 

4) Sử dụng hóa chất dư thừa.

 

=> Trước những nguyên nhân gây ra nguy cơ ô nhiễm nước đòi hỏi các chủ đầu tư cần phải tiến hành xử lý nước bể bơi để mang đến nguồn nước trong sạch, an toàn cho người bơi.

 

Những tiêu chuẩn của bể bơi bạn nhất định phải biết

 

Như nào là một bể bơi đạt chuẩn? Để xét độ chuẩn của nước hồ bơi, bạn cần quan tâm đến nồng độ các chất trong nước, đặc biệt là độ pH và Clo, đây là 2 chỉ số quan trọng, quyết định đến chất lượng của nước.

 

✓ Độ pH chuẩn phải đạt từ 7.2 - 7.6. Nếu pH > 7.6 thì các chất diệt khuẩn trong nước sẽ bị mất tác dụng, đồng thời tạo cơ hội cho rêu tảo và cặn bẩn phát triển. Nếu pH < 7.2 sẽ gây ra các hiện tượng như xót mắt, khô tóc, da cho người bơi, đồng thời tăng mức độ ăn mòn thiết bị.

 

✓ Nồng độ Clo dư: Hàm lượng Clo dư lý tưởng trong nước hồ cần duy trì ở 1 - 3 ppm.  

 

=> Trong quá trình vận hành bể bơi, cần thường xuyên kiểm tra nước để điều chỉnh mức độ phù hợp. 

 

Các vấn đề thường xảy ra với bể bơi

 

Sau một thời gian sử dụng, nước bể bơi thường xảy ra một số hiện tượng như: phát sinh rêu tảo, nước bị đục, chuyển sang màu xanh đậm hoặc đen khi thêm Clo vào nước, nước có mùi tanh khó chịu,....làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của hồ bơi. 

 

Khi gặp các hiện tượng này, bạn cần tiến hành xử lý nước bể bơi ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho mọi người cũng như bảo vệ các thiết bị bể bơi không nhanh bị hỏng.



Cách xử lý nước hồ bơi từ A- Z cho người mới

 

Dưới đây là những cách xử lý nước bể bơi dành cho người mới, mong rằng những kiến thức này giúp các chủ hồ bơi tự tin hơn trong việc xử lý nước và vận hành bể bơi một cách hiệu quả nhất.

 

1. Xử lý nước hồ bơi bị đục

 
nuoc-be-boi-bi-duc

Nước bể bơi bị đục trắng

Nguyên nhân: Do chọn bình lọc, máy bơm có công suất không phù hợp, bể bơi ngoài trời trải qua 1 trận bão lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, quá nhiều người bơi khiến nước bị đục, lượng hóa chất xử lý nước được thêm vào bể bơi quá ít hoặc quá nhiều khiến nồng độ các chất,...

 

Cách xử lý:

 

+ Kiểm tra nồng độ các chất trong nước bằng bộ thử nước hồ bơi 2 trong 1 để đo đạc các nồng độ trong nước với chỉ số chính xác nhất. Sau đó tiến hành Shock với Chlorine bằng cách sử dụng hóa chất TCCA 90 dạng viên hoặc Chlorine 70 dạng bột. Cuối cùng loại bỏ các cặn lơ lửng trong nước bằng cách dùng hóa chất trợ lắng PAC và dùng bàn hút chuyên dụng để hút sạch cặn bẩn.

 

+ Vệ sinh và làm sạch hồ bơi, hệ thống lọc thường xuyên để cho chất lượng nước được tốt nhất.

 

>> Xem ngay: Hướng dẫn từ A-Z cách xử lý nước bể bơi bị đục

 

2. Xử lý nước hồ bơi bị rêu


 nuoc-be-boi-bi-reu

Bể bơi xuất hiện rêu

Nguyên nhân: thiếu chất khử trùng trong nước, do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (đây là điều kiện cho rêu tảo nhanh chóng phát triển), nước lưu thông kém, bề mặt bể bơi xuất hiện nhiều vết nứt, khe hở,...

 

Cách xử lý:

 

+ Duy trì và cân bằng nồng độ hóa học trong hồ bơi của bạn

 

+ Sử dụng các hóa chất có tác dụng diệt rêu tảo, kiểm soát và kìm hãm sự phát triển của rêu như hóa chất A -Trine, Đồng Sunfat hoặc shock hồ bơi bằng hóa chất Chlorine

 

+ Thường xuyên vệ sinh hồ bơi.

 

>> Xem ngay: 7 cách ngăn ngừa phát sinh tảo cho bể bơi

 

** Đối với tảo xanh: Cách xử lý tảo xanh hiệu quả triệt để và nhanh chóng nhất đó là sốc hồ bơi bằng hóa chất Chlorine với liều lượng lớn hơn so với các loại tảo thông thường. Quá trình sốc có thể mất 1 - 3 ngày mới đem lại hiệu quả hoặc lên tới 1 tuần nếu tình trạng nhiễm tảo quá nặng.

 

3. Xử lý nước bể bơi chuyển màu ( Xanh, nâu hoặc đen)

 
nuoc-be-boi-bi-doi-mau

Nước bể bơi bị đổi màu đen do nhiễm hứa nhiều kim loại nặng Mangan (Mn)

- Nước bể bơi chuyển sang màu xanh: Do nước cấp vào bể chứa nhiều kim loại đồng (Cu), kim loại này trong nước tác dụng với clo, tạo ra CuCl2 có màu xanh, làm thay đổi màu sắc trong nước.

 

=> Cách xử lý: Thêm hóa chất Chlorine vào nước bể bơi có chứa nhiều kim loại đồng, nước sẽ chuyển sang màu xanh nhạt do bị oxy hóa bởi Clo.


- Nước bể bơi chuyển sang màu nâu: Do kim loại Fe (II) trong nước bê chưa được oxy hóa triệt để. Khi kim loại này phản ứng với Clo tạo thành clorua III sắt, có màu nâu đỏ.

 

=> Cách xử lý: Loại bỏ các kim loại Fe (II) tồn dư trong nước do chưa được oxy hóa triệt để bằng các hóa chất khử kim loại nặng. Dùng hóa chất bể bơi Oxy già (H2O2) để khử Fe trong nước.

 

- Nước bể bơi chuyển sang màu đen: Do có chứa nhiều kim loại nặng Mangan (Mn)

 

=> Cách xử lý: Loại bỏ kim loại Mn trong nước do chưa được oxy hóa triệt để bằng các hóa chất khử kim loại nặng như HCl 32%.

 

Lưu ý: Tùy vào mức độ chuyển màu của nước mà lượng hóa chất bổ sung sẽ khác nhau.

 

4. Xử lý nước bể bơi có mùi clo, mùi tanh

 

Nguyên nhân: Hàm lượng Clo trong nước vượt quá mức cho phép.

 

Cách xử lý: Tiến hành shock clo, thực hiện shock clo trong vòng ít nhất 4 tiếng.

 

5. Xử lý nước bể bơi có độ pH cao hoặc thấp

 
xu-ly-nuoc-be-boi-co-nong-do-ph-cao-thap

Đo nồng độ pH trong nước bằng bộ test nước

- Khi nồng độ pH cao: 

 

+ Nguyên nhân: Chủ yếu đến từ việc hấp thụ CO2 của thực vật diễn ra trong quá trình quang hợp dẫn đến việc làm tăng nồng độ pH khi tổng kiềm thấp hoặc sử dụng hóa chất quá liều lượng.

 

+ 3 Cách xử lý nước bể bơi có độ pH cao:

 

  • Giảm độ pH trong nước với hóa chất pH-
  • Sử dụng dung dịch HCl 32%
  • Sử dụng phèn nhôm

 

>> Xem ngay: Cách nhanh nhất cho bạn để xử lý nước hồ bơi có độ pH cao

 

- Khi nồng độ pH thấp:

 

+ Nguyên nhân: do nước mưa, sự xâm nhập của tia cực tím, các chất cặn bã của người bơi, vi khuẩn.

 

+ 3 Cách xử lý nước bể bơi có độ pH cao:

 

  • Sử dụng hóa chất pH+ 
  • Sử dụng Soda (Na2CO3)
  • Xút vảy (NaOH)

 

=> Đây đều là những hóa chất mang lại hiệu quả cao trong việc tăng nồng độ pH, đưa chúng trở về trạng thái cân bằng.

 

>> Xem thêm: Hóa chất làm tăng pH trong nước bể bơi

 

6. Xử lý khử trùng nước hồ bơi

 

Nguyên nhân: Ảnh hưởng từ mưa bão, các chất hữu cơ như mồ hôi, nước tiểu, mỹ phẩm, kem chống nắng,… vượt mức cho phép làm ô nhiễm bể bơi.

 

Cách xử lý: Sử dụng các phương pháp như  khử trùng bằng Chlorine, khử trùng bằng máy điện phân muối,  phương pháp khử trùng bằng đèn UV. Đây là 3 phương pháp được đánh giá là hiệu quả an toàn và tiết kiệm.

 

Kết luận: Như vậy có thể thấy rằng, các hóa chất bể bơi mang lại hiệu quả cao trong xử lý nước, đảm bảo chất lượng nguồn nước. Tuy nhiên, khi dùng hóa chất cần dùng đúng và đủ liều lượng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

 

Để được tư vấn chi tiết cho từng hiện tượng nước mà bể của bạn gặp phải, mời bạn liên hệ tới số hotline của Kidopool 0987.090.656 (HN) - 0986.365.003 (SG).



Để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ